CHƯƠNG TRÌNH CO-OP
Chương trình Co-op là viết tắt của Chương trình đào tạo hợp tác doanh nghiệp - Mô hình đào tạo có sự tham gia trực tiếp của Doanh nghiệp, Nhà Trường và Sinh viên với Triết lý “Vì lợi ích sinh viên, vì gắn kết cộng đồng, vì việc học gắn với nghề nghiệp và kinh nghiệm”. Tổng thời gian thực tập tại Doanh nghiệp: 24 tín chỉ (12 tháng, 3-4 đợt)
LỢI ÍCH KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CO-OP
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
- Được trải nghiệm thực tế và có cơ hội phát triển các kỹ năng chuyên môn.
- Có cơ hội tích lũy và phát triển các kỹ năng mềm trong quá trình thực tế.
- Có nguồn tài chính để tự chi trả cho việc học của mình.
- Tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
- Bắt đầu công việc tại Doanh nghiệp với vị trí cao hơn và được các Doanh nghiệp đánh giá cao so với những SV khác.
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- Tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao
- Tránh được việc phải đào tạo lại nhân lực sau tuyển dụng
- Giải quyết được các vấn đề về nhu cầu nguồn nhân lực tực thời mang tính thời vụ của Doanh nghiệp
- Quảng bá hình ảnh của Doanh nghiệp tới cộng đồng
- Định hướng và đổi mới chiến lược kinh doanh và sản xuất
- Tăng sự cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững của Doanh nghiệp
CÁC NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH CO-OP
Khoa Nông nghiệp-Thủy sản:
- Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 7540101)
- Nuôi trồng thủy sản (Mã ngành: 7620301)
- Thú y (Mã ngành: 7640101)
- Nông nghiệp (Mã ngành: 7620101)
Khoa Kỹ thuật & Công nghệ:
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Mã ngành: 7510201)
Khoa Hóa học ứng dụng:
- Công nghệ kỹ thuật hóa học (Mã ngành: 7510401)
Khoa Kinh tế, Luật:
- Kế toán (Mã ngành: 7340301)
- Kinh tế (Mã ngành: 7340101)
Trung tâm Đào tạo logistics và Thương mại điện tử
- Thương mại điện tử (Mã ngành: 7340122)
QUI TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CO-OP
